THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY CẮT KIM LOẠI CNC, MÁY CẮT KÍNH
Ngày nay, những chiếc máy cắt CNC, máy cắt kính là thiết bị không thể thiếu trong những xưởng, nhà máy gia công cơ khí. Đồng nghĩa với đó thì nhu cầu nhập khẩu máy cắt CNC, máy cắt kính ngày càng cao. Điều khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm khi làm thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính ra sao. Hôm nay, DAL sẽ thông tin tới quý bạn về vấn đề này.
Thứ nhất về chính sách nhập khẩu mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính là khác nhau đối với mặt hàng còn mới 100% và mặt hàng đã qua sử dụng.
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP đưa ra danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Tuy nhiên mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính mới 100% không nằm trong danh sách này.
Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN quy định mặt hàng máy móc đã qua sử dụng khi nhập về Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo Điều 6 của thông tư này. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến các mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính còn mới 100%.
- Thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan. Đồng thời hướng dẫn kiểm tra giám sát hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính
- Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2022. Biểu thuế này giúp doanh nghiệp nhanh chóng tra cứu mã HS code, thuế VAT và các loại thuế suất nhập khẩu đối với các mặt hàng chịu thuế.
Với những dẫn chứng pháp lý như trên có thể thấy mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính hoàn toàn mới không thuộc hàng hóa nhà nước cấm xuất nhập khẩu. Do đó các cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập khẩu mặt hàng này một cách bình thường.
Thứ hai về thuế xuất nhập khẩu:
Để xác định được thuế nhập khẩu của mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính trước tiên doanh nghiệp phải xác định được mã HS sản phẩm. Căn cứ để xác định mã HS chính là hàng hóa thực tế tại thời điểm nhập khẩu. Đồng thời dựa vào hình ảnh và các tài liệu kỹ thuật của mặt hàng nhập khẩu. Thậm chí nếu khó khăn trong việc xác định mã hàng hóa thì cần phải nhờ đến Cục kiểm định hải quan.
Căn cứ vào Nghị định 122/2016/NĐ-CP. Theo đó, mục a, khoản 1, điều 6 Nghị định 122 quy định: Các mặt hàng gia công cơ khí nằm trong nhóm 84.54 đến 84.63 nếu trong nước chưa sản xuất được thì được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. Các mặt hàng còn lại sẽ chịu mức thuế suất nhập khẩu như biểu thuế quy định tại mục I, Phụ lục II của nghị định này.
Theo đó đa số các loại máy cắt CNC áp dụng thuế suất nhập khẩu là 0%. Một vài mã hàng áp dụng thuế suất nhập khẩu từ 2% hoặc 5%.
Thuế VAT cho mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính vẫn là 10%.
Ngoài ra công văn 4100/TCHQ_TXNK của Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn phân loại mặt hàng này như sau vào nhóm 84.61 phân nhóm 8461.50; nhóm 84.62 phân nhóm 8462.31 hoặc phân nhóm 8462.39
Về thủ tục nhập khẩu, vì máy cắt kính và máy CNC được nhập khẩu như hàng hóa thông thường, nên điều quan trọng là các bạn cần phải chuẩn bị chứng từ thật chính xác, đặc biệt là CO để có căn cứ pháp lý hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Bộ hồ sơ hải quan sẽ bao gồm:
Tờ khai hải quan nhập khẩu
Vận đơn bằng đường biển hoặc phương thức vận tải khác.
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)
Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
Catalogue và các tài liệu kỹ thuật có liên quan để giúp xác định mã HS
Trên đây là những thông tin cơ bản quý bạn cần nắm được để nhập khẩu được máy CNC, máy cắt kính.
Với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thông quan mặt hàng máy móc, thiết bị, DAL GLOBAL luôn là đơn vị được nhiều khách hàng tin tưởng. Hãy liên hệ với chúng tôi 097 5322219 để được hỗ trợ nhanh nhất.